Tranh Đông Hồ – một dòng tranh dân gian Việt Nam có tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ. Sau gần 80 năm hình thành và phát triển đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đóng góp vào sự phong phú trong văn hóa Việt Nam. Văn hóa là cội nguồn và văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất. Gìn giữ nét văn hóa tại làng tranh Đông Hồ là điều cần thiết trong thời buổi cách mạng 4.0 và đến 5.0 như hiện nay.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của tranh Đông Hồ
Tranh Đồng Hồ tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ được xuất hiện từ thế kỷ 17 khoảng năm 1945 tại làng một làng quê Bắc Bộ Việt Nam, đó là ngôi làng với truyền thống lâu đời với tranh Đông Hồ, làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Khoảng những năm 1945 trong làng có 17 dòng họ thì đến cả 17 dòng họ đều làm tranh Đông Hồ.
Sau gần 80 năm hình thành và phát triển mạnh mẽ đã để lại cho di sản văn hóa Việt Nam nói chung và làng tranh dân gian Đông Hồ nói riêng một kho tàng về văn hóa Việt Nam được tái hiện thông qua những bức tranh được in dựa trên những khuôn gỗ từ những bàn tay của các nghệ nhân làng nghề Đông Hồ tạo ra.
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tối ngày 16/03/2013 tại trung tâm Văn hóa Kinh Bắc đã đón nhận nghề làm tranh Đông Hồ là di sản văn hóa cấp Quốc gia. Tại làng nghề dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những nghệ nhân làng Đông Hồ đã để lại vô vàn những tác phẩm. Những tác phẩm nổi tiếng: Tranh đám cưới chuột, Đàn lợn âm dương, Vinh quy bái tổ, Hứng dừa… cùng nhiều tác phẩm khác.
Từ ngày xưa người Việt của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã có phong tục mua tranh Đông Hồ về trang hoàng ngôi nhà dịp Tết với nhiều điều mong muốn về hạn phúc, ấm no. Có thể nói tranh Đông Hồ đã in sâu vào văn hóa của người dân Đồng Bằng Bắc Bộ từ nhiều năm.
2. Tranh dân gian Đông Hồ và quy trình tạo ra bức tranh
Tranh dân gian Đông Hồ được làm hoàn toàn bằng thủ công và trải qua nhiều công đoạn mới có thể tạo ra được một tác phẩm hoàn chỉnh.
2.1. Tạo ván khắc gỗ
Dưới bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các nghệ nhân đã sáng tạo và điêu khắc ra những ván gỗ có hoa văn tinh xảo độc đáo. Mỗi bức tranh sẽ có số lượng những mảnh tấm ván khác nhau để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh. Thông thường để tạo ra mỗi bức tranh hoàn chỉnh phải cần từ 2 cho đến 5 miếng ván gỗ khắc với màu sắc khác nhau tùy từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất yêu cầu và đỏi hỏi người thợ có tay nghề cao.
2.2. Chuẩn bị giấy
Giấy làm tranh Đông Hồ gồm hai loại giấy đó là giấy gió và giấy điệp. Công đoạn để tạo ra được giấy hoàn chỉnh người thợ cần phải lựa chọn kỹ lưỡng vỏ cây của những cây dó, không quá già hoặc không quá non. Khi mang về đến nhà sẽ trải qua nhiều công đoạn phơi, ngẫm, giã nhuyễn rồi cho vào bể seo để seo. Lúc đó đã tạo ra được hình dáng tờ giấy nhưng chưa hoàn chỉnh người thợ cần ép kiệt nước, phơi khô, cắt xén và đóng thành phẩm. Người thợ tiếp tục quét hồ điệp lên bề mặt giấy, giúp giấy bóng đẹp và bền hơn.
2.3. In tranh
Để có thể thực hiện bước in tranh các nghệ nhân cần chuẩn bị màu với 5 màu chủ đạo đặc biệt là chất liệu hoàn toàn tự nhiên như màu đỏ được làm từ gạch non, màu vàng từ hoa hòe, màu đen được lấy từ than của lá tre, xanh bởi lá tràm, màu trắng từ vỏ sò điệp. Mỗi ván khắc tương ứng với 1 màu, màu đậm sẽ được in trước tiếp đó là màu nhạt để hoàn thành bức tranh.
2.4. Phơi tranh
Sau khi tranh đã được in, mực trên giấy dó vẫn còn ướt, chưa khô, người thợ sẽ đem bức tranh đã được in đem ra phơi trên những chiếc sào tre dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi tranh khô hoàn toàn. Lúc đó là hoành thành xong một bức tranh dân gian Đông Hồ.
Nghe có vẻ đơn giản và dễ thực hiện nhưng khi làm mới thấy sự tỉ mỉ, khéo léo tập trung hết mức để có thể tạo ra được một bức tranh hoành chỉnh.
3. Những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng
Góc nhà an nhiên xin nêu ra một số bức tranh Đông Hồ nổi tiếng để bạn đọc có thể tham khảo và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tác phẩm được tạo ra từ những bàn tay khéo léo.
3.1. Bức tranh đàn lợn âm dương
Bức tranh đàn lợn âm dương béo khỏe thể hiện mong muốn về tăng gia sản xuất, ước muốn về cuộc sống sung túc, đủ đầy. Còn thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng giữa người mẹ và những đứa con trong gia đình.
3.2. Bức tranh đám cưới chuột
Đây là bức tranh có nội dung vừa hài hước mà vừa châm biếm.
Hài hước ở đây là việc chuột tổ chức đám cưới như con người, người nghệ nhân đã thổi hồn vào bức tranh làm cho bức tranh trở lên sống động hơn.
Châm biếm ở đây là việc nhà cô dâu lại phải mang đồ vật đến cống nạp cho chú rể.
3.3. Bức tranh vị quy bái tổ
Bức tranh thể hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta thể hiện lòng thành kính và biết ơn thế hệ tiền nhân.
4. Kết luận
Tranh Đông Hồ đã trải qua và chứng kiến những thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua 80 năm. Đây cũng là một món ăn tinh thần của người dân Việt Nam. Những bức trang đã in sâu vào tiềm thức, vào trí nhớ của mỗi người nơi đây. Ngày nay sự phát triển của thời đại mới thế hệ trẻ cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đến những giá trị văn hóa này có thể lưu danh truyền đời.