Gương 2 chiều được sử dụng khá phổ biến trong một số lĩnh vực đặc thù nhờ vào đặc điểm của gương 2 chiều. Một số lĩnh vực ứng dụng gương hai chiều là: Kiến trúc và nội thất, an ninh và giám sát, ngành y tế, ngành giải trí, nghiên cứu và giáo dục…

1. Gương 2 chiều là gì?
1.1. Định nghĩa:
Gương 2 chiều là một loại gương có lớp mặt gương được làm bằng thủy tinh và bề mặt của gương được phủ một chất liệu mỏng có khả năng phản xạ lại được ánh sáng chiếu vào chiếc gương.
2. Đặc điểm nổi bật của gương 2 chiều
Gương 2 chiều có một cấu tạo và nguyên lý hoạt động rất khác lạ so với những chiếc gương thông thường. Với khả năng quả sát đặc biệt, độ phản chiếu và truyền ánh sáng giúp chiếc gương tạo ra điểm nổi bật cho chiếc gương.
2.1. Khả năng quan sát đặc biệt:
Chiếc gương cho phép người dùng có thể quan sát một các đặc biệt là cho phép người dùng quan sát từ phía không sáng (Tối hơn) mà không thể bị phát hiện bởi phía sáng hơn (Sáng hơn). Ý muốn nói là chiếc gương là ranh giới giữa bên sáng và bên tối, bên tối hơn có thể quan sát bên sáng hơn mà không không bị phát hiện bởi bên sáng. Nhưng bên sáng không thể nhìn ngược lại được bên tối hơn.

2.2. Độ phản chiếu
Gương hai chiều có thể phản chiếu lại được từ 50% đến 70% lượng ánh sáng chiếu tới, tùy thuộc vào chất liệu, và chất lượng của lớp phủ trên bề mặt gương.
2.3. Độ truyền sáng của gương
Gương 2 chiều cho phép truyền khoảng từ 30% đến 50% ánh sáng chiếu xuyên qua bề gương. Tức là khi mà ánh sáng chiếu vào gương thì phía tối hơn của gương sẽ thấy được từ 30% đến 50% ánh sáng được chiếu đến gương.
3. Cách nhận biết gương 2 chiều
3.1. Kiểm tra gương hai chiều bằng đầu ngón tay
Phương pháp kiểm tra: Đặt đầu ngón tay trỏ vào bề mặt của gương
- Gương thông thường: Nếu khi bạn đặt đầu ngón tay trỏ vào bề mặt gương mà thấy giữa đầu ngón tay trỏ và hình ảnh của gương phản chiếu lại mà có khoảng cách giữa đầu ngón tay của bạn thì đây là loại gương thông thường.
- Gương 2 chiều: Nếu khi bạn đặt đầu ngón tay trỏ vào bề mặt của gương mà thấy giữa đầu ngón tay và hình ảnh phản chiếu lại mà không có khoảng cách giữa gương và đầu ngón tay thì bạn có thể kết luận đây là gương 2 chiều.

3.2. Kiểm tra gương hai chiều bằng ánh sáng chiếu vào
Phương pháp kiểm tra: Dùng đèn pin hoặc ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp ánh sáng vào gương từ phía bạn đứng.
- Gương thông thường: Ánh sáng được chiếu vào gương sẽ phản chiếu hoàn toàn ngược lại về phía ánh sáng chiếu tới mà không thể xuyên qua gương được một chút nào.
- Gương 2 chiều: Khi chiếu ánh sáng trực tiếp vào gương thì sẽ có thể thấy một phần ánh sáng chiếu vào có thể xuyên qua gương và bạn có thể thấy ánh sáng từ phía bên kia nhưng chỉ với cường độ từ 30% đến 50% ánh sáng khi chiếu vào.

3.3. Kiểm tra gương bằng âm thanh
Phương pháp kiểm tra: Gập ngón tay trỏ lại thành hình chữ C và gõ trực tiếp vào bề mặt gương
- Gương thông thường: Khi gõ vào bề mặt gương âm thanh phát ra có độ vang và lớn, có cảm giác chắc chắn hơn bởi vì lớp nền của gương dày.
- Gương 2 chiều: Khi gõ vào bề mặt gương âm thanh phát ra có thể nhẹ hơn, hoặc tiếng vang của gương phát ra sẽ khác bởi vì chất liệu và bề mặt của gương mỏng và có khả năng truyền âm thanh.

3.4. Kiểm tra gương bằng thay đổi góc nhìn
Phương pháp kiểm tra: Quan sát gương từ nhiều hướng, góc nhìn khác nhau
- Gương thông thường: Hình ảnh được phản chiếu lại sẽ không bị thay đổi kể cả cho dù thay đổi nhiều góc độ, nhiều hướng để quan sát
- Gương 2 chiều: Khi quan sát, bạn thay đổi góc nhìn có thể thấy xuất hiện những vệt sáng, sự chuyển động mờ nhạt ở sâu phía trong gương.
3.5. Kiểm tra gương trong môi trường có ánh sáng yếu
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra gương trong môi trường có ánh sáng yếu hơn so với phía sau của gương
- Gương bình thường: Hình ảnh mà gương phản chiếu lại được hoàn toàn bình thường
- Gương 2 chiều: Khi cho môi trường trước bề mặt gương soi có lượng ánh sáng yếu thì bạn có thể thấy được hình ảnh của phía đối diện nhưng với điều kiện là môi trường ánh sáng ở phía bên bạn thấp hơn so với phía đối diện. Nếu đạt đủ yêu cầu đó bạn có thể thấy được hình ảnh của phía đối diện 1 cách dễ dàng.
4. Ưu và nhược điểm của gương hai chiều
4.1. Ưu điểm của gương hai chiều
- Cho phép sự giám sát, quan sát một cách kín đáo: Giám sát mà không làm cho đối tượng bị giám sát phát hiện mình đang bị quan sát.
- Tạo ra cảm giác rộng cho không gian: Trong thiết kế nội thất ứng dụng của gương 2 chiều là giúp cho không gian khi sử dụng gương 2 chiều sẽ có cảm giác rộng rãi hơn.
4.2. Nhược điểm của gương hai chiều
- Giá thành cao so với những loại gương thông thường đang được bán trên thị trường vì chất liệu để làm ra gương 2 chiều có giá thành cao và công nghệ sản xuất đặc biệt.
- Yêu cầu phải có ánh sáng phù hợp: Bên quan sát sẽ có môi trường ánh sáng yếu hơn bên bị quan sát. Sẽ phải có sự chênh lệch ánh sáng để gương hoạt động đúng cách.
5. Kết luận
Gương hai chiều là sản phẩm đặc biệt, có tính đặc thù riêng biệt, ứng dụng đa dạng vào các lĩnh vực khác nhau như: Thiết kế nội thất, an ninh, thẩm vấn… Vì chỉ có thể nhìn được từ một phía khi có sự chênh lệch ánh sáng. Điều này giúp người làm trong lĩnh vực điều tra làm việc, quan sát một cách dễ dàng nhưng đây cũng là sự bất lợi nếu bạn đi nhà nghỉ, khách sạn vì có thể kẻ xấu sẽ có thể quan sát bạn từ phía sau gương mà bạn không hề hay biết.
Trên đây là một số cách để bạn có xác định gương hai chiều do Góc nhà an nhiên gửi đến bạn đọc. Còn chần chừ gì nữa hãy kiểm tra chiếc gương mà bạn cần kiểm tra ngay thôi nào!